Tấn công DDoS đã và đang là nỗi ám ảnh của nhiều doanh nghiệp và tổ chức bởi những rủi ro đáng kể mà chúng gây ra. Đặc biệt, trong bối cảnh các thủ thuật tấn công ngày càng tinh vi như hiện tại, doanh nghiệp cần phải tự trang bị cho mình những giải pháp phòng thủ mạnh mẽ và đáng tin cậy. Trong đó, AntiDDoS sẽ là “tấm khiên” vững chắc cho doanh nghiệp của bạn. Cùng LDK Network tìm hiểu chi tiết hơn về DDoS & AntiDDoS qua bài viết sau!

Hiểu rõ về DDoS & AntiDDoS 

Trước khi đến với cách phòng chống DDoS, hãy cùng tìm hiểu đôi nét về hai khái niệm DDoS và AntiDDoS:

DDoS là gì?

DDoS (Distributed Denial of Service) là một hình thức tấn công từ chối dịch vụ phân tán, trong đó kẻ tấn công sẽ sử dụng nhiều hệ thống máy tính để làm tê liệt một dịch vụ, trang web hoặc mạng cụ thể. Khi lưu lượng truy cập bị quá tải, các dịch vụ hoặc trang web mục tiêu sẽ không thể đáp ứng yêu cầu từ người dùng hợp pháp và đó chính là mục đích chính của những cuộc tấn công này. 

DDoS là là một hình thức tấn công từ chối dịch vụ phân tán
DDoS là là một hình thức tấn công từ chối dịch vụ phân tán

Các cuộc tấn công DDoS thường được thực hiện bằng cách sử dụng mạng botnet, bao gồm nhiều thiết bị đã bị nhiễm phần mềm độc hại và bị kiểm soát từ xa bởi kẻ tấn công. Khi bị tấn công, DDoS có thể gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng, bao gồm: làm gián đoạn hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng đến doanh thu và tổn hại uy tín doanh nghiệp. 

Vậy nên, doanh nghiệp cần sử dụng các biện pháp bảo mật toàn diện như firewall, hệ thống phát hiện xâm nhập và hệ thống chống DDoS hiệu quả. Và đó là lúc chúng ta cần đến giải pháp DDoS & AntiDDoS. 

AntiDDoS là gì?

AntiDDoS (Anti-Distributed Denial of Service) là các biện pháp và công nghệ được sử dụng để bảo vệ hệ thống, trang web hoặc mạng khỏi các cuộc tấn công DDoS. Mục tiêu của AntiDDoS là giảm thiểu tác động của các cuộc tấn công DDoS, đảm bảo tính sẵn sàng và hiệu suất của dịch vụ trực tuyến, đồng thời duy trì trải nghiệm người dùng ổn định.

AntiDDoS là các biện pháp được sử dụng để bảo vệ hệ thống khỏi DDoS
AntiDDoS là các biện pháp được sử dụng để bảo vệ hệ thống khỏi DDoS

AntiDDoS hoạt động bằng cách phân tích và lọc lưu lượng truy cập đến hệ thống, từ đó phát hiện và chặn các yêu cầu truy cập bất thường hoặc đáng ngờ từ các botnet. Các biện pháp AntiDDoS có thể được triển khai ở nhiều cấp độ khác nhau và chi tiết sẽ được đề cập rõ hơn trong những nội dung tiếp theo của bài viết.

AntiDDoS hoạt động như thế nào?

Dưới đây là cách thức hoạt động của AntiDDoS:

Tạo màng lọc và ngăn chặn các lưu lượng độc hại

Các dịch vụ DDoS & AntiDDoS đóng vai trò như “người gác cổng” thông minh, liên tục giám sát và phân tích từng gói tin truy cập đến hệ thống mạng. Với khả năng nhận diện và vô hiệu hóa các cuộc tấn công DDoS, đây sẽ là giải pháp hàng đầu giúp bảo vệ hệ thống khỏi sự xâm nhập của hacker và botnet, từ đó đảm bảo duy trì hoạt động ổn định và liên tục cho doanh nghiệp.

Phân tán lưu lượng truy cập

Thay vì để toàn bộ lưu lượng truy cập đổ dồn vào một máy chủ duy nhất, dịch vụ DDoS & AntiDDoS sẽ phân bổ chúng đều đặn trên nhiều máy chủ khác nhau. Điều này giúp tránh tình trạng quá tải cho bất kỳ máy chủ nào, đồng thời làm giảm thiểu đáng kể hiệu quả của các cuộc tấn công DDoS vốn chỉ nhắm vào một mục tiêu cụ thể.

Phân tán lưu lượng truy cập để tránh thiệt hại cho hệ thống
Phân tán lưu lượng truy cập để tránh thiệt hại cho hệ thống

Theo dõi và phát hiện tấn công DDoS sớm

Anti-DDoS không chỉ đơn thuần là một lớp phòng thủ thụ động, mà công nghệ này còn có khả năng giám sát và phân tích mọi hoạt động trên hệ thống mạng. Nhờ vào đó, giải pháp DDoS & AntiDDoS có thể sớm phát hiện ra những dấu hiệu bất thường, những hành vi đáng ngờ tiềm ẩn nguy cơ tấn công DDoS, từ đó nhanh chóng đưa ra các biện pháp ngăn chặn kịp thời nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống.

Hấp thụ và giảm thiểu ảnh hưởng từ các cuộc tấn công

Khi đối mặt với các cuộc tấn công DDoS, Anti-DDoS có thể hấp thụ và phân tán sức mạnh của chúng, từ đó giảm thiểu tối đa các ảnh hưởng tiêu cực đối với hệ thống. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể tiếp tục duy trì hoạt động cho các dịch vụ trực tuyến và đảm bảo mang lại trải nghiệm liền mạch cho người dùng. 

Vì sao bạn nên sử dụng các giải pháp AntiDDoS?

Bằng cách sử dụng các giải pháp DDoS & AntiDDoS, bạn có thể: 

  • Bảo vệ dữ liệu của doanh nghiệp khỏi các mối đe dọa của DDoS.
  • Ngăn chặn các cuộc tấn công DDoS và đảm bảo cho hệ thống luôn hoạt động ổn định và liên tục.
  • Tăng cường hiệu suất hệ thống, tránh tình trạng chậm, lag hoặc ngừng hoạt động.
  • Hạn chế các tổn thất về tài chính khi hoạt động kinh doanh gián đoạn hay phải khôi phục hậu quả sau khi bị tấn công DDoS.
  • Bằng cách bảo vệ hệ thống khỏi các cuộc tấn công, doanh nghiệp có thể tạo niềm tin và nâng cao uy tín trước các đối tác, khách hàng của mình. 

Một số phương pháp chống DDoS hiệu quả

Để tự bảo vệ hệ thống của mình, doanh nghiệp có thể tham khảo một số giải pháp DDoS & AntiDDoS phổ biến sau: 

Cập nhật thường xuyên

Hacker có thể thông qua các lỗ hổng bảo mật của hệ điều hành và phần mềm để triển khai các cuộc tấn công DDoS. Vậy nên, việc cập nhật thường xuyên cũng là một cách hiệu quả để bạn giảm thiểu nguy cơ trở thành đối tượng tấn công của DDoS, đồng thời nâng cao hàng rào bảo vệ trước các rủi ro bảo mật khác hiện nay. 

Cập nhật hệ thống thường xuyên
Cập nhật hệ thống thường xuyên

Tăng cường bảo mật với mật khẩu mạnh

Mặc dù là một biện pháp DDoS & AntiDDoS khá đơn giản, nhưng cách này lại cực kỳ hiệu quả. Khi đặt mật khẩu, bạn nên đặt mật khẩu mạnh với ít nhất 8 ký tự, trong đó bao gồm cả chữ thường, chữ hoa, chữ số và các ký tự đặc biệt. Ngoài ra, hãy thường xuyên thay đổi mật khẩu và tuyệt đối không sử dụng các mật khẩu dễ đoán liên quan đến bản thân bạn như ngày sinh, họ tên, chuỗi số… 

Hạn chế truy cập vào SSH

SSH là một phương thức kết nối và quản lý máy chủ từ xa phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, đây cũng có thể trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công DDoS. Để ngăn chặn điều này, hãy thiết lập một danh sách với các địa chỉ IP đáng tin cậy được phép truy cập SSH. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng các cơ chế xác thực mạnh mẽ như xác thực hai yếu tố để tăng cường tính bảo mật và giảm thiểu rủi ro bị tấn công thông qua cổng SSH.

Cài đặt firewall

Firewall hay còn được gọi là tường lửa, đây là một trong những biện pháp bảo mật hiệu quả hàng đầu hiện nay. Ngoài việc hỗ trợ chống DDoS & AntiDDoS, Firewall còn giúp doanh nghiệp ngăn chặn các cuộc tấn công nguy hiểm khác trên internet. Cụ thể, công nghệ này sẽ ngăn chặn các thành phần độc hại truy cập vào hệ thống và bảo vệ hệ thống một cách toàn diện trước vô vàn rủi ro khác nhau. 

Firewall giúp doanh nghiệp ngăn chặn các cuộc tấn công nguy hiểm trên internet
Firewall giúp doanh nghiệp ngăn chặn các cuộc tấn công nguy hiểm trên internet

Giám sát hoạt động VPS

Giám sát chặt chẽ hoạt động của VPS chính là việc làm quan trọng giúp bạn phát hiện sớm và ngăn chặn kịp thời các cuộc tấn công DDoS. Bằng cách theo dõi sát sao lưu lượng mạng, mức độ sử dụng CPU và các hoạt động bất thường khác trên máy chủ, bạn có thể nhanh chóng nhận diện những dấu hiệu tiềm ẩn của một cuộc tấn công DDoS và triển khai các biện pháp đối phó hiệu quả, bảo vệ hệ thống an toàn.

Sao lưu dữ liệu thường xuyên

Sao lưu dữ liệu thường xuyên là một biện pháp DDoS & AntiDDoS quan trọng giúp bạn giảm thiểu rủi ro mất mát dữ liệu từ các cuộc tấn công DDoS. Bằng cách tạo các bản sao lưu định kỳ và lưu trữ chúng ở một vị trí an toàn, bạn có thể dễ dàng khôi phục lại dữ liệu sau khi hệ thống bị tấn công, giảm thiểu tối đa thiệt hại và đảm bảo tính liên tục cho hoạt động kinh doanh.

Thường xuyên sao lưu dữ liệu để không bị đánh mất dữ liệu
Thường xuyên sao lưu dữ liệu để không bị đánh mất dữ liệu

Giải pháp DDoS & AntiDDoS nâng cao và chuyên dụng

Ngoài các giải pháp cơ bản trên, bạn có thể tham khảo thêm một số giải pháp chuyên dụng thường được cung cấp bởi những đơn vị bảo mật uy tín để bảo vệ hệ thống của mình một cách toàn diện, từ đó loại bỏ rủi ro đến từ các cuộc tấn công mạng tương tự như DDoS. 

Network Security Service

Network Security Service hay còn được gọi là dịch vụ bảo mật mạng, là một trong những dịch vụ quen thuộc được nhiều doanh nghiệp sử dụng hiện nay. Dịch vụ này không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp bảo vệ dữ liệu tối ưu, mà còn góp phần ngăn chặn các cuộc tấn công từ bên ngoài, từ đó tạo nên môi trường phát triển an toàn và hiệu quả cho mỗi doanh nghiệp.

DDoS Protection Appliance

DDoS Protection Appliance hay thiết bị chống DDoS là các “lá chắn thép” có khả năng bảo vệ hệ thống mạng khỏi các cuộc tấn công DDoS đang ngày càng tinh vi và nguy hiểm hiện nay. Với khả năng phân tích và lọc chính xác từng gói tin, thiết bị này sẽ nhanh chóng phát hiện và vô hiệu hóa các lưu lượng truy cập độc hại, đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định và liên tục.

Một số biện pháp nâng cao chống DDoS
Một số biện pháp nâng cao chống DDoS

Cloud Service

Dịch vụ đám mây (Cloud Service) không chỉ được nhiều doanh nghiệp lựa chọn bởi khả năng tối ưu chi phí, tính linh hoạt cho phép mở rộng và thu hẹp quy mô khi cần, mà đây còn là giải pháp tăng cường bảo mật cho hệ thống của doanh nghiệp. Với những dịch vụ này, dữ liệu của bạn sẽ luôn khả dụng và được bảo vệ một cách an toàn. 

LDK Network – Đơn vị cung cấp dịch vụ DDoS & AntiDDoS uy tín, chất lượng

Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp DDoS & AntiDDoS toàn diện để tự bảo vệ doanh nghiệp trước những rủi ro và hậu quả mà các cuộc tấn công DDoS mang lại, những dịch vụ được cung cấp bởi các đối tác uy tín như LDK Network sẽ là gợi ý hàng đầu dành cho bạn.

Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm cùng hàng loạt công nghệ bảo mật đa lớp tiên tiến, LDK Network cam kết sẽ mang đến những gói dịch vụ DDoS & AntiDDoS hiệu quả và tối ưu nhất cho mỗi khách hàng. Từ đó, doanh nghiệp có thể yên tâm phát triển dịch vụ của mình mà không cần phải lo lắng bị gián đoạn bởi DDoS và các cuộc tấn công mạng tương tự.

Liên hệ ngay với LDK Network để được tư vấn và lựa chọn dịch vụ DDoS & Anti DDoS phù hợp nhất với doanh nghiệp qua các thông tin sau: 

Công ty TNHH LDK Network

  • Địa chỉ: Thôn Chang, Xã Thống Nhất, TP. Lào Cai, T. Lào Cai
  • Website: ldknetwork.com
  • Hotline: 082.457.6666 và 0346.000.000